Nội Dung Bài viết:
Tờ Economic Times đưa tin, Ấn Độ muốn mua cổ phần của Exxon và Shell trong các dự án năng lượng ở Sakhalin.
Ấn Độ đang xem xét mua thêm cổ phần trong các mỏ dầu và khí đốt của Nga từ các công ty phương Tây có kế hoạch rời khỏi nước này, tờ Economic Times (ET) đưa tin hôm 19/5.
Các nguồn tin cho biết, động thái này diễn ra ngay cả khi gói thầu đầu tiên của công ty Ấn Độ đối với 50% cổ phần của Shell trong các mỏ dầu Salym ở Siberia vẫn chưa được chấp nhận.
“Xung đột sẽ không kéo dài mãi mãi, và các lệnh trừng phạt cũng không. Chúng tôi phải di chuyển để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng của mình,” một trong những nguồn tin cho biết. “Chúng tôi hiểu rủi ro và chúng tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro.”
ONGC đang xem xét đấu thầu 30% cổ phần của ExxonMobil trong dự án Sakhalin 1 của Nga và 27,5% cổ phần của Shell trong dự án Sakhalin 2. Hiện họ đã sở hữu 20% cổ phần của Sakhalin 1.
Các nguồn tin cũng tiết lộ rằng cùng với các công ty Ấn Độ khác, ONGC cũng đã tổ chức các cuộc thảo luận sơ bộ về việc mua lại 20% cổ phần tiềm năng của BP trong Rosneft của Nga.
Các công ty dầu khí lớn của phương Tây, chẳng hạn như BP, Shell và ExxonMobil, gần đây đã tuyên bố ý định rút khỏi các hoạt động dầu khí của họ ở Nga do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong khi đó, Ấn Độ tiếp tục mua dầu của Nga bên cạnh việc tìm kiếm cổ phần trong các tài sản của Nga với mức chiết khấu, do những rủi ro liên quan.

Tờ Economic Times đưa tin, Ấn Độ muốn mua cổ phần của Exxon và Shell trong các dự án năng lượng ở Sakhalin. (Nguồn: RT)
Tuy nhiên, một trong những nguồn tin được ET trích dẫn nói rằng “Trong trường hợp các biện pháp trừng phạt tăng cường, bạn có thể lùi lại chỉ sau vài tháng. Nhưng đầu tư vào “thượng nguồn” có thể gây ra hậu quả sâu sắc hơn, bao gồm cả những phản ứng cứng rắn hơn từ phương Tây”.
Trước đó, Các nhà phân tích Financial Times đưa tin, việc tịch thu tài sản của Nga ở nước ngoài có thể dẫn đến sự sụp đổ lòng tin của hệ thống kinh tế chính trị quốc tế.
Theo Simon Hinrichsen, một nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Trường Kinh tế London, việc tịch thu các tài sản nước ngoài của Moscow vượt ra nhiều vấn đề ngoài kinh tế và chính trị sẽ ảnh hưởng nhiều đến lòng tin.
Nhà kinh tế cho biết: “Về cơ bản, đó sẽ là một hành động không phù hợp với hệ thống kinh tế ,chính trị quốc tế mà chúng ta đã thiết lập trong những thập kỷ gần đây.”
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói với nhật báo kinh doanh Handelsblatt rằng ông cởi mở với ý tưởng thu giữ tài sản nhà nước của Nga để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine. Ông Linder cũng kêu gọi đánh giá các khả năng hợp pháp để thu giữ các tài sản nước ngoài của Ngân hàng Trung ương Nga.

Việc tịch thu các tài sản nước ngoài của Moscow vượt ra nhiều vấn đề ngoài kinh tế và chính trị sẽ ảnh hưởng nhiều đến lòng tin. (Nguồn: RT)
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội trao cho ông quyền thu giữ tài sản của những cá nhân giàu có được cho là có liên hệ với Điện Kremlin và sử dụng chúng để giúp Ukraine.
Đầu tuần này, nhà chức trách Ukraine đã thông qua luật cho phép tịch thu tài sản của những người ủng hộ Nga. Luật mới mở rộng phạm vi của các quy tắc trước đây cho phép Kiev thu giữ tài sản thuộc về công dân Nga, những người có quan hệ mật thiết với Nga và các công ty hoạt động tại Ukraine nếu trong đó Nga là đối tác hưởng lợi.
Chính phủ Thụy Sĩ hôm 12/5 từng báo cáo rằng tài sản trị giá 6,3 tỷ franc Thụy Sĩ (6,33 tỷ USD) của Nga đã bị đóng băng dưới các lệnh trừng phạt của nước này.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng cho biết con số này cho thấy sự sụt giảm so với khoảng 7,5 tỷ franc Thụy Sĩ (hơn 7 tỷ USD) trong quỹ mà chính phủ đã báo cáo bị đóng băng vào ngày 7/4.
Theo một quan chức cấp cao tại cơ quan Ban Thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế (SECO) giám sát các lệnh trừng phạt, Erwin Bollinger thì: “Chúng tôi không thể đóng băng quỹ nếu chúng tôi không có đủ cơ sở.”
Mời các bạn xem thêm Video đang được nhiều người quan tâm
Mẫn Mẫn