Nội Dung Bài viết:
Thủ tướng Ba Lan, ông Mateusz Morawiecki cho biết các cơ sở lắp đặt sẽ là nơi chứa “các đơn vị bộ binh hạng nhẹ” của khối liên minh quân sự NATO.
Thủ tướng Ba Lan ông Mateusz Morawiecki cho biết, Warsaw đã sẵn sàng xây dựng các cơ sở quân sự lâu dài để đóng quân cho “các đơn vị bộ binh hạng nhẹ” của khối NATO do Mỹ dẫn đầu. Thủ tướng Ba Lan cũng đồng thời kêu gọi NATO tăng cường xây dựng quân đội ở Đông Âu trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
“Các căn cứ đồng minh thường trực nên được xây dựng tại các quốc gia thuộc sườn phía đông của NATO. Ba Lan sẵn sàng xây dựng những căn cứ như vậy để cung cấp cho việc triển khai thường trực các đơn vị bộ binh hạng nhẹ,” ông nói trên diễn đàn Strategic Ark ở Warsaw.
Thủ tướng Ba Lan tiếp tục lập luận rằng, việc tiếp tục tăng cường quân sự của NATO là cách duy nhất để “răn đe” Nga, đồng thời kêu gọi tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine. Warsaw là một trong những nhà cung cấp khí tài tích cực nhất cho Kiev trong cuộc xung đột đang diễn ra, ngoài việc gửi xe tăng cũ do Liên Xô sản xuất còn các khí tài khác cho quân đội Ukraine.

Thủ tướng Ba Lan, ông Mateusz Morawiecki cho biết các cơ sở lắp đặt sẽ là nơi chứa “các đơn vị bộ binh hạng nhẹ” của khối liên minh quân sự NATO. (Nguồn: RT)
Thủ tướng Ba Lan cũng cam kết sẽ hỗ trợ quân sự cho Thụy Điển và Phần Lan nếu họ gặp nguy cơ quân sự trong quá trình gia nhập NATO.
“Tôi muốn nói rõ rằng trong trường hợp xảy ra một nguy cơ nhằm vào Thụy Điển hoặc Phần Lan trong quá trình gia nhập NATO, Ba Lan sẽ hỗ trợ họ,” ôngMorawiecki tuyên bố.
Bài hùng biện của Thủ tướng Ba Lan Morawiecki đã lặp lại những nhận xét hồi đầu tháng của người đồng cấp Anh, ông Boris Johnson, người đã thề sẽ giúp đỡ các thành viên NATO tiềm năng mới.
Hai quốc gia Bắc Âu đã nộp đơn đấu thầu với tư cách là thành viên chính thức vào hôm 18/5, nhưng họ vấp phải sự phản đối kiên quyết từ Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia lớn của NATO, tuyên bố rằng Thụy Điển và Phần Lan đều chứa chấp những kẻ mà nước này cho là phá rối, cụ thể là các thành viên của Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) sống ngoài vòng pháp luật. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã coi các quốc gia này là “nhà nghỉ” cho những kẻ cực đoan.
Sự mở rộng của NATO và sự xây dựng của liên minh ở Đông Âu được đẩy mạng trong thời gian diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Thủ tướng Ba Lan cũng cam kết sẽ hỗ trợ quân sự cho Thụy Điển và Phần Lan nếu họ bị tấn công trong quá trình gia nhập NATO. (Nguồn: RT)
Ngoài Ba Lan, các thành viên khác ở cực đông của khối cũng đang tìm kiếm sự gia tăng hiện diện quân sự của khối do Mỹ đứng đầu. Cụ thể, Latvia, Lithuania và Estonia được cho là đang thúc đẩy việc thành lập một lực lượng quy mô sư đoàn khoảng 20.000 quân. Lực lượng này sẽ ở chế độ chờ và sẵn sàng triển khai tới bất kỳ quốc gia nào nếu mối đe dọa xuất hiện.
Vào năm 2014 sau nhiều hành động quân sự tại các vùng tự trị và khu vực quanh Ukraine, Điện Kremlin khi đó đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Thế nhưng cục diện hiện tại đã nhiều thay đổi. Kiev bác bỏ tuyên bố rằng họ đang có kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa bằng vũ lực.
Mời bạn đọc xem thêm nhiều Video đang được quan tâm tại đây:
copy link