Thời sự
Doãn Hưng
.
Thứ sáu 20/05/2022 , 14:05 (GMT+7)
Nội Dung Bài viết:
Đối với người dân Nam Định, hình ảnh cột cờ Nam Định gần như đã trở nên quá quen thuộc và là niềm tự hào của miền đất anh hùng này. Cột cờ Nam Định có tên khác là cột cờ Thành Nam, được xây dựng vào thế kỷ XIX, nơi đây đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử.

Hơn 2 thế kỷ đã trôi qua, trong tâm thức mỗi người dân Nam Định, hình ảnh Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng lịch sử văn hóa của quê hương.

Cột cờ Nam Định được xây dựng vào năm Gia Long thứ 11 (năm 1812) và đến năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) thì hoàn thành.

Công trình này không chỉ là một biểu tượng của chủ quyền độc lập của Quốc gia mà còn gắn với thành cổ Nam Định

Cột cờ Nam Định nằm trên đường Tô Hiệu, giao cắt đường Cột Cờ, phường Ngô Quyền (thành phố Nam Định), tọa lạc trong khuôn viên diện tích rộng 1.800m2 thuộc Bảo tàng tỉnh, trong đó diện tích xây dựng là 299m2.

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh cột cờ tại Thành phố Nam Định.

Trong thân cột cờ có 16 ô thông gió và cầu thang xoáy 54 bậc đi lên vọng canh được chiếu sáng bằng 32 ô cửa sổ hình hoa thị của tám mặt thân cột cờ.

Cột cờ Nam Định có chiều cao 23,84m được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sẫm.

Khi đến thăm quan Cột cờ, người dân Nam Định và du khách có thể nhìn lại lịch sử, nhìn lại những mốc son tự hào trong các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Đứng trên đỉnh Cột cờ có thể nhìn thấy những vùng núi, sông, cánh đồng của tỉnh Nam Định và ba tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình.

Bên trong khuôn viên của bảo tàng, nơi có sự hiện diện của cột cờ.

Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa và giá trị kiến trúc, năm 1962, Bộ VH-TT (nay là Bộ VH, TT và DL) đã xếp hạng Cột cờ Nam Định là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.