Giá xăng có thể tăng lần thứ 4, phá mốc 30.000 đồng/lít

Nếu tăng vào ngày mai (21/5), giá xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ 4 liên tiếp, đồng thời thiết lập kỷ lục mới.

Ngày mai (21/5) là đến kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước theo chu kỳ. Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy giá xăng bán lẻ trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 17/5 tăng mạnh so với kỳ tính giá trước. Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 có giá bình quân tới 146,32 USD/thùng. Còn xăng RON 95 là 150,32 USD/thùng.

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu bình quân vẫn tăng so với chu kỳ trước. Giá dầu thô trong mấy ngày vừa qua được giao dịch quanh ngưỡng 110 USD/thùng.

Lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết, giá xăng thế giới những ngày gần đây biến động mạnh, xu hướng chung là tăng. Bình quân giá xăng nhập khẩu ở chu kỳ này tăng khoảng 5-6% so với chu kỳ trước. Do giá nhập khẩu tăng cao, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ khoảng 1.000-1.100 đồng với xăng.

Vì thế, trong kỳ điều hành vào ngày mai, nhà điều hành có thể tăng 500-700 đồng với mỗi lít xăng, còn dầu giữ nguyên hoặc giảm nhẹ.

Giá xăng ngày mai có thể tăng 500-700 đồng một lít nếu nhà điều hành không trích Quỹ bình ổn.

Giá xăng ngày mai có thể tăng 500-700 đồng một lít nếu nhà điều hành không trích Quỹ bình ổn.

Việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) ra sao để điều tiết giá trong kỳ điều hành ngày mai là một dấu hỏi? Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết đến hết ngày 31/3, Quỹ BOG đang âm gần 170 tỷ đồng. Do đó cơ quan quản lý có thể phải tăng giá mà không trích Quỹ BOG với xăng.

Vì thế, ở kỳ điều hành này, nếu cơ quan quản lý không trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng có thể tăng 600-700 đồng/lít, vượt qua mốc 30.000 đồng/lít mức cao kỷ lục từ trước đến nay; còn giá dầu có khả năng giữ nguyên hoặc giảm nhẹ.

Trong trường hợp cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi Quỹ bình ổn, giá xăng trong nước có thể tăng ít hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia không nghiêng về phương án này bởi Quỹ bình ổn tại doanh nghiệp đang âm nên kỳ điều hành này, cơ quan quản lý có khả năng sẽ không trích Quỹ với xăng.

Chỉ trong vòng 2 tháng, giá bán lẻ xăng trong nước đã hai lần lập đỉnh. Gần nhất, hôm 11/5, mỗi lít xăng RON95 tăng lên mức 29.980 đồng, cao nhất lịch sử. Giá xăng lên sát 30.000 đồng/lít và còn có thể tăng thêm nếu giá thế giới vẫn xu hướng đi lên, sẽ ảnh hưởng tới tiêu dùng, phục hồi kinh tế và lạm phát. Nếu giá xăng dầu tăng 10% sẽ làm lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm và tăng trưởng giảm 0,5 điểm phần trăm.

Với đà tăng hiện nay, các chuyên gia nhận xét, giá xăng dầu bình quân sẽ tăng khá cao, ảnh hưởng trực diện tới vận tải, khai thác thuỷ sản và tiêu dùng. Nhà điều hành cần rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở xăng dầu và các loại thuế, phí để kìm đà tăng của loại nhiên liệu này.

Trước đó trong kỳ điều chỉnh hôm 11/5, xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 1.491 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 1.554 đồng/lít; dầu diesel 0.05S tăng 1.120 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.340 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giữ nguyên.

Giá bán xăng dầu trong nước ở thời điểm hiện tại là:

– Xăng E5RON92: không cao hơn 28.959 đồng/lít 

– Xăng RON95-III: không cao hơn 29.988 đồng/lít

– Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 26.650 đồng/lít

– Dầu hỏa: không cao hơn 25.168 đồng/lít

– Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 21.560 đồng/kg

Xem thêm video được nhiều người quan tâm tại đây:

Việt Hoàng (Theo Pháp luật và Bạn đọc)
copy link



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *